Cà chua - một loại rau quả thuộc họ Cà được trồng và sử dụng phổ biến trong nấu ăn và làm đẹp hiện nay. Quả cà chua có màu xanh lúc non, chuyển dần sang màu vàng, màu cam, đến khi chín hẳn có màu đỏ tươi, hình tròn, vỏ mỏng và thịt giòn. Quả cà chua có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và làm đẹp da: vitamin C, lycopene và chất chống oxy hóa. Quả cà chua có thể sử dụng để nấu canh, ăn sống, xay nhuyễn để làm mặt nạ. Là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn của các các nước khác nhau như: pizza, spaghetti, salsa, gazpacho và ketchup,... Ngoài ra, người ta còn sử dụng cà chua để ép lấy nước, đây là loại nước có giá trị dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe của con người.

Nước ép cà chua là gì? 

Nước ép cà chua là một loại đồ uống phổ biến được tạo ra bằng cách ép lấy dịch quả cà chua và thanh trùng. Nước ép cà chua cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh. Nó đặc biệt giàu lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ mang lại những lợi ích trong bảo vệ sức khỏe khá là tốt.

Nước ép cà chua là gì? 

Thành phẩn dinh dưỡng có trong nước ép cà chua bao gồm:

- 0,5mg% carôtin;

- 0,01mg% vitamin C;

- 0,25% axit pantotenic.

- Chất xơ, canxi

- Vitamin B, vitamin K, vitamin B1. B6, B9,...

Ngoài ra, nước ép cà chua còn chứa 2 khoáng chất Magie và Kali - 2 khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của con người.
Trong quá trình sản xuất làm tổn thất 16-20% vitamin C, vitamin B thì được bảo toàn và chỉ bị hao hụt khi cất giữ sản phẩm lâu ngày. Cụ thể, nấu giữ nước ép cà chua trong vòng 10 tháng, sẽ bị giảm 12% vitamin B.

Sử dụng nước ép cà chua có tác dụng như thế nào?

Sử dụng nước ép cà chua có tác dụng như thế nào? 

Giảm viêm: Trong nước ép cà chua có chứa chất chống oxi hóa, lycopene có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi nguy cơ tổn thương, làm giảm viêm trong cơ thể.
Cải thiện thị lực: Với nguồn vitamin A và C dồi dào, to lớn, giúp mắt sáng hơn và phòng ngừa được bệnh quáng gà. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hoá điểm vàng.
Làm sáng da: Nước ép cà chua có chứa chất chống oxy hóa (lycopene) có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV của ánh nắng mặt trời, giảm các nếp nhăn trên da. Giảm lượng đường trong máu: Các chất chống oxy hóa trong nước ép cà chua giúp bảo vệ những cơ quan dễ bị tổn thương như thành mạch, thận do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cà chua còn chứa các chất như là chất xơ và crom, ít carbohydrate có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu;
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Giúp bạn có giấc ngủ ngon, liền mạch nhờ vitamin C, lycopene có trong nước ép cà chua.
Giúp xương chắc khỏe: Vitamin K và canxi trong cà chua giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương;
Làm đẹp tóc: Các vitamin và chất sắt trong nước ép cà chua giúp phục hồi mái tóc bị tổn hại, giúp mái tóc của bạn óng mượt hơn. Bên cạnh đó, cà chua có tính axit, cân bằng độ pH trong tóc nên nếu bị gàu và ngứa da đầu, bạn có thể bôi nước ép cà chua lên tóc sau khi gội đầu khoảng 4 - 5 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Vì nước ép cà chua có axit nên dễ làm cho tóc bị khô xơ.
Hỗ trợ giảm cân: Cà chua chứa nhiều nước, chất xơ, ít chất béo và không chứa cholesterol sẽ giúp bạn cảm thấy no khi ăn, uống nước ép, hỗ trợ giảm cân.

Quy trình làm nước ép cà chua 

Để có thể làm nước ép cà chua ngon và chất lượng, chúng ta có nhiều cách làm, quy trình khác nhau, chủ yếu là thực hiện theo quy trình sau:

Quy trình làm nước ép cà chua 

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu và sơ chế

Lựa chọn những quả cà chua chín đều, tránh lựa chọn những quả chưa chín vì có thể làm cho nước ép bị chua. Và cũng tránh chọn những quả cà chua chín quá cũng làm cho hương vị của nước ép bị biến đổi. Sau đó mang đi rửa sạch, sơ chế để cho vào ép.

Bước 2: Ép cà chua lấy dịch quả

Ép cà chua bằng máy ép - nghiền kiểu trục xoắn. Loại máy ép này có hiệu suất ép lên tới 94%. Tuy nhiên vì nước cà chua dùng để uống trực tiếp cho nên không nên đặc quá. Vì vậy, chỉ nên ép cà chua với hiệu suất ép 60-70%. Bã ép dùng để sản xuất cà chua cô đặc.

Bước 3: Đun nóng dịch cà chua

Dịch cà chua ép ra được đem đi đun nóng tới nhiệt độ 85 độ C. Sau khi đun nóng lượng không khí trong dung dịch cà chua giảm từ 5-8% xuống còn 0,7-1,2%. Đun nóng còn có tác dụng diệt một số vi sinh vật, giảm được thời gian thanh trùng sản phẩm.
Nên chú ý nhiệt độ đung nóng vì nếu đun quá có thể làm cho nước ép cà chua dễ bị hỏng hơn sau này. 

Bước 4: Thanh trùng và đóng chai

Sau khi đun nóng dịch cà chua và để nguội, chúng ta sẽ rót vào chai, lọ rồi mang đi thanh trùng ở nhiệt độ 100 độ C với thời gian 25 đến 60 phút tuỳ theo dạng bao bì. Hoặc cũng có thể đóng nước cà chua vào lọ thuỷ tinh theo phương pháp rót nóng, sau đó không thanh trùng. Nước cà chua phải đồng nhất ở thể huyền phù, có hương vị tự nhiên, màu đỏ đẹp. Độ khô tối thiểu là 4,5%. Hàm lượng kim loại nặng không được vượt quá mức cho phép: Cu =5mg/1, Sn = 100mg/1.

Bước 5: Bảo quản sản phẩm

Trong quá trình bảo quản, nước ép cà chua có thể bị phân lớp: hoặc là thịt quả lắng xuống đáy chai, lọ và bên trên là lớp nước màu vàng, hoặc là thịt quả phân thành nhiều lớp trong sản phẩm. Khi nước ép có hàm lượng pectin càng cao và thịt quả càng mịn thì càng ít bị phân lớp. Để hạn chế hiện tượng phân tầng, cần đun nóng cà chua trước khi ép để tăng hàm lượng pectin hoà tan, hoặc cho thêm vào sản phẩm 0,1% pectin và tiến hành trộn đều sản phẩm.
Trên đây là tóm tắt 5 bước để làm nước ép cà chua tại nhà, bạn có thể tham khảo
bài viết gốc về làm nước ép cà chua để có thể tìm hiểu kỹ hơn về quy trình làm loại nước này. 

Có thể tìm hiểu về cây cà chua cũng như các loài cây họ Cà ở đâu?

Cà chua có rất cách chế biến khác nhau với nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Chính vì vậy hãy tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về loại rau quả họ Cà này để có thể tận dụng được tận gốc những giá trị của nó mang lại. Bạn có thể theo dõi tại Blog trồng cây họ Cà để có thể biết được rõ hơn về cách trồng, cách chăm sóc, các cách chế biến cũng như các tác dụng tuyệt vời của loại rau quả này nhé!